Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Điều quá bất ngờ: Trái sung đập tan sỏi mật



Sung là loài cây sống trải rộng khắp nơi trên trái đất. Sung gần gũi với dân quê hiền hòa chất phát, từ đó có những câu hát, câu ca dao truyền từ đời này qua đời khác…
...Đói lòng ăn nửa trái sung
Chồng một thì lấy chồng chung thì đừng...
Theo Y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ, ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện...
Quả sung dân dã, quê mùa, nhưng ít ai biết sung có công dụng trị nhiều thứ bệnh.
Khi quý vị vào trang google nhập từ TRÁI SUNG sẽ được nhiều thông tin phong phú nói về trái sung.
                                                Cây Sung
Trái sung tên khoa học là Ficus carica, họ dâu tằm Moraceae L
Trái sung giàu Phenol, axit béo, omega3 và omega6, tốt cho tim mạch.
Chất xơ trái sung có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan mật, ruột kết và ung thư vú.
Vi chất ổn định đường huyết, ổn định huyết áp…
Đó là những thông tin trong sách báo, trên mạng Internet, nhưng ở vùng miền Trung vùng sâu, vùng  xa hẻo lánh của quê hương tôi người ta dùng để chữa hiệu quả một chứng bệnh, đó là bệnh
Trái sung đập tan sỏi mật
Nghe qua  khó tin nhưng là việc thật. Bỡi thế người Trung Hoa thường bảo “ người Việt Nam chết trên cây thuốc” là vậy.
Vào thời điểm những năm sau 1975, đời sống kinh tế và thuốc men rất là khó khăn khổ cực. đối với mọi người dân, nhất là vùng sâu vùng xa, cho nên mọi người rất sợ đau ốm.
Câu chuyện xảy ra vào khoảng năm 1976 tại huyện Phù Cát thuộc Tỉnh Bình Định quê hương tôi.
Hôm đó vào khoảng xế chiều trên bến xe lam, chưa đủ khách nên xe chưa chạy, trên chiếc xe lam chỉ có 3 người : một bà già ngồi nhai trầu bỏm bẻm miệng đỏ hoe, nhìn cô gái ( khoảng 20 tuổi ) ốm yếu, da mặt vàng sạm, với hơi thở yếu ớt nằm ngoặc nghẽo trong vòng tay người mẹ.
Bà già trầu cất tiếng hỏi:
- Chị ơi, con bé bị bệnh gì mà trông tội nghiệp quá vậy ?
- Dạ, cháu nó bị sỏi mật, nằm bệnh viện Đa khoa Quy Nhơn cả tháng nay, bác sĩ định mổ nhưng xét nghiệm rồi nói cháu nó máu loãng không đông nên không thể mổ, nếu mổ sẽ không cầm được máu sẽ chết, thôi thì đưa cháu về cho ăn được gì ăn rồi cháu sẽ chết !
Nói xong 2 hàng nước mắt lăn dài trên đôi má gầy còm của người mẹ.
Nghe xong, bà già tay cầm miếng trầu đang nhai trong miệng vứt xuống đất nghe cái “bộp”, nói một giọng chắc mẩm :
-          Wééé...ét……Chết chóc cái gì mà chết, bịnh này mà mổ xẻ cái gì chứ ! Chị nghe lời tôi, về nhà hái một rổ trái sung xanh, xắc mỏng phơi khô sao vàng cho vào nồi, đổ ngập nước nấu cạn còn nửa nồi cho cháu uống dần sẽ hết bịnh.
Nghe bà già trầu nói thế người mẹ mừng quá quên cả cám ơn. Về đến nhà trời cũng đã tối, bà con lối xóm nghe con bé về ai nấy đến thăm, nhìn thân hình tiều tụy, mê man mà lắc đầu thương xót.
Khi đưa cô con gái vào nằm trên giường, mặc ai thăm thì cứ đến thăm, riêng bà đốt đèn ra bờ sông soi tìm hái đầy một rổ trái sung.
Về đến nhà mọi người đến thăm ai nấy đã về hết, chỉ còn con gái bà  còn  nằm bất động trên giường. Mặc kệ mày !
Bà cặm cụi xắt mỏng từng trái sung, đêm không nắng không phơi được, hơn nữa thời giờ cấp bách bà chất lửa đốt, bắt chảo lên rang vàng đến khô giòn từng lát  sung, sau đó cho vào nồi nấu đến khi còn lại 1 bát lớn thì trời cũng đã khuya lắm rồi.
- Dậy uống thuốc nè con
- Ôi ! Con mệt quá…
- Ráng uống để sống với người ta đi con ơi, không thì con sẽ chết!
Nửa tỉnh nửa mê nghe nói chết, cô con gái  cũng sợ ráng ngồi dậy uống hết bát thuốc. Thấy con uống xong, là lúc bà cũng mệt mỏi lắm, nằm ngủ thiếp lúc nào không hay.
- Má ơi con đói bụng quá !
Đang nằm ngủ ngon giấc, bà mẹ giật mình ngồi dậy;
- Hả? Con nói gì ?
- Con đói bụng quá, có gì ăn không ?
Trời đất, con nhỏ nó hồi dương rồi sao? Nằm bệnh viện cả tháng trời nó có chịu ăn uống gì đâu, nó chỉ sống bằng thuốc, bằng dịch chuyền thôi mà, sao nay về nhà nó lại đói bụng đòi ăn ? Vậy là nó hồi dương và sắp chết thật rồi. Bà thầm nghĩ vậy.
- Có ăn cũng để má nấu cơm nóng đã chứ. Còn cơm nguội ăn gì được .
- Kệ má ơi, cho con ăn đi, con đói lắm rồi.
Trời ! Bà còn sợ dữ nữa, nhất định con nhỏ hồi dương rồi, chắc rồi nó cũng chết, thôi cứ cho nó ăn đại cơm nguội, nếu nó có chết cũng là chết no. Nghĩ vậy bà bèn lấy cơm nguội với mắm cho nó ăn.
Nhìn nó ăn ngon lành mà bà thấy buồn thương cho đứa con gái tội nghiệp, rồi đây nó sẽ không còn trên cõi đời này, không còn trong căn nhà này nữa…
Sau hơn tháng trời xa nhà nằm bệnh viện, sáng nay nó đi khắp xóm khắp làng gặp nhà ai nó cũng ghé vào nói cười vui vẻ làm ai cũng lo cũng sợ. Cứ nghĩ cô gái này chết rồi mà hồi dương lại đi thăm mọi người rồi về cũng  sẽ chết luôn…( dân quê hay quan miệm vậy mà ! )
Đến chiều nhìn đứa con gái xem ra vẫn khỏe hơn, bà nghĩ bụng : vậy là trái sung đã cứu sống con mình rồi. Bà vui mừng đi tìm hái thêm mấy  rổ nữa về làm cho nó uống…
Thưa quý vị, trải qua 34, 35 năm nay cô con gái đó, nay đã trở thành bà nội bà ngoại rồi. Đây là câu chuyện thật 100% ở cùng làng quê tôi.
Thằng em út tôi ( sinh năm 1977) vào năm 1995 làm ăn ở Sài gòn cũng bị chứng sỏi mật nằm bệnh viện Bình dân (đã lên lịch mổ), tối hôm đó tôi có lên thăm thấy mắt, mặt và toàn thân là một màu vàng sạm ( nói xin lỗi, còn xấu hơn da người mới chết ) nhưng sáng hôm sau đã thấy nó vát mặt về nhà.
- Trời ơi, sao mày không nằm để bác sĩ người ta mổ ?
Thì thằng em tôi nó nó nói: “Thôi, em về uống trái sung, sợ mổ lắm”.
Và thưa quý vị quả thật cho đến hôm nay ( tháng 2-2011) trải qua 16 năm nó vẫn lao động bình thường, sỏi cũng tiêu đâu mất.
Trải qua 12 năm tôi có tham gia chữa bệnh từ thiện ở các phòng khám của các chùa. Vào năm 2003 tôi đang châm cứu cho một bà bệnh nhân, bà ấy  bảo:
- Thầy ơi châm giùm tôi chỗ cạnh sườn này. Vừa nói bà vừa lấy ngón tay chỉ vào.Tôi hỏi
- Sao lại phải châm chỗ này ?
- Tôi bị sỏi mật, còn 1 tháng nữa là tôi phải đi mổ đó.Giờ châm cho đỡ đau thôi.
Bà còn nói: - “bác sĩ cho biết giá mổ xong hoàn tấc là 30 triệu đó”.
Tôi hỏi : Vậy ai lo cho bà ?
- Tôi có thằng con làm giám đốc sẽ lo cho tôi về tiền bạc.
Nghe vậy tôi nói nữa đùa nửa thật: Vậy nếu tôi chữa cho bà, đến khi tan hết sỏi, khỏi mổ bà cho tôi bao nhiêu ?
Thật tình những lương y chúng tôi phần đông ai cũng nghèo, nhưng vì yêu thích nghề nên ăn cơm nhà đi làm từ thiện miễn phí, giúp cho những bệnh, thỉnh thoảng cũng gặp được những người gia đình khá giả họ cũng có bồi dưỡng cho chúng tôi ít nhiều có tiền uống café với anh em , nay gặp bà bệnh nhân này nói có con làm giám đốc vậy cũng mừng.
Bà ấy nói : Nếu thầy chữa tôi hết bệnh khỏi mổ tôi tạ thầy 10 triệu, nhưng mà…thầy chữa hết không?
Tôi là người lớn, là một lương y không thể nói đùa.
Nghe vậy bà ấy vui mừng 2 bên thỏa thuận bằng miệng với nhau và hứa ngày mai đến gặp tôi lấy thuốc.
Tôi mướn người đi tìm hái trái sung về sao tẩm chế biến,thỉnh thoảng hết thuốc bà thường đến gặp tôi để lấy về uống, liên tục như thế thời gian khoảng 1 tháng, rồi sau đó bà bặt tăm luôn không thấy đến nữa, mà tôi thì quên hỏi số điện thoại nhà bà. Đến chừng 6 tháng sau bà đến chùa, gặp lại bà tôi rất vui và hỏi :
- Lâu quá không gặp bà, bà khỏe không ?
- Khỏe !
- Vậy sỏi mật bà hết chưa ? Có đi bác sĩ mổ không ?
Bà đáp: À hết rồi, hết rồi thôi đâu có đi bác sĩ chi nữa.
Tôi hỏi: Vậy chứ còn bà hứa sau khi hết bệnh cho tôi 10 triệu bà tính sao ?
Bà cười giả lả : Các thầy có cái tâm đến đây làm từ thiện mà nhắc đến tiền bạc sao ?
- Trời đất ! Bà nói vậy thôi tôi chịu thua bà luôn.
Từ đó về sau, gặp bà tôi cũng không nhắc đến chuyện đó nữa.
“Làm người thầy thuốc rất vinh hạnh, nhưng cũng lắm phũ phàng” là vậy. Đây là chuyện có thật trong đời làm thuốc của tôi, bạn bè đồng nghiệp làm chung với tôi, biết chuyện ai cũng phì cười.
Là một người Phật tử tin sâu vào Phật Pháp, một lương y tuy có đủ bằng cấp chứng chỉ hành nghề, nhưng xưa nay phần nhiều làm ở các chùa, tiếp xúc đủ loại bịnh, tuy ít ai biết đến tôi, nhưng tôi cũng có vài bí quyết kinh nghiệm nhỏ, người ta bảo “ Thầy dở cũng đỡ xóm làng” ấy mà.Nay tuổi cũng đã xế chiều, trường chay đạm bạc, niệm Phật phát nguyện vãng sanh, không vì danh lợi, muốn được phổ biến, chia sẻ cùng Chư Đạo hữu một vài kinh nghiệm nhỏ.
Nói thế chứ cũng tùy theo cơ địa của từng mỗi người, nhưng những phương tôi chia sẻ từ “cây nhà lá vườn”, bằng trái, hoa, củ quả… uống vào nếu vô thưởng thì cũng vô phạt.
Khi quý vị gặp bệnh này hãy làm bằng cái tâm ( miễn phí ) sau khi thấy hiệu quả cũng xin được chia sẻ lại niềm vui đó đến với tôi, tôi sẽ tiếp tục phổ biến những phương khác nữa bằng những câu chuyện như trên.
Thuốc không phân là thuốc mắc hay thuốc rẻ, Thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !
Pháp Phật không phân biệt Pháp cao hay Pháp thấp, Pháp nào hạp căn cơ, cứu cánh là Pháp đó hay !
Nam mô A-di-đà Phật
Lương y Phan Văn Sang

Bài thuốc nam đơn giản trị cao huyết áp hiệu quả của lương y cửa Phật "mách"



Đó là bài thuốc nam do Thượng tọa, lương y Thích Tuệ Tâm (57 tuổi), trụ trì chùa Pháp Luân, kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm kế thừa - Ứng dụng y học cổ truyền - Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa (số 3, đường Lê Quý Đôn, Tp Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) dày công sưu tầm, bào chế.
Cao huyết áp trong y học được nhắc đến là căn bệnh thường gặp, nguyên nhân khó xác định. Bệnh nhân mắc phải chứng cao huyết áp thường dễ bị biến chứng dẫn đến tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận.
Nguy hiểm hơn, cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thậm chí không biết mình đang mắc bệnh. Bởi vậy lâu nay căn bệnh này còn được gọi với cái tên là “sát thủ thầm lặng”. Tuy nhiên, lương y Thích Tuệ Tâm cho hay người bệnh có thể yên tâm tự điều trị bệnh cao huyết áp bằng những cây thuốc nam cực kì giản đơn nhưng mang lại hiệu quả cao.
Theo lời vị sư thầy, bài thuốc nam trị chứng cao huyết áp gồm 5 vị rau củ quả với liều lượng như sau: Rau cần tây (1 cây), cà rốt (1 củ), cà chua chín vừa (1 quả), hành hương (3 củ) và củ tỏi (7 tép). “Đem tất cả rửa sạch, dùng cối giã nát, sau đó hoà thêm một cốc uống trà nước sôi nguội quậy đều rồi đem lọc lấy nước cốt để uống. Cũng có thể cho những vị thực phẩm trên vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Ta dùng nước cốt chia uống hai lần trong ngày sau bữa ăn. Do có vị tỏi nên nước cốt hơi nồng, ai chịu khó được có thể uống gộp luôn một lần”, lương y Thích Tâm hướng dẫn.
Trong quá trình điều trị bệnh, cần phối hợp nhịp nhàng giữa việc theo dõi huyết áp người bệnh và uống nước cốt rau củ quả. Cho người bệnh uống thuốc đến khi nào huyết áp trở về mức bình thường thì ngưng, bởi nếu uống tiếp huyết áp người bệnh sẽ tụt xuống thấp.
Sư thầy cho hay thông thường người bệnh chỉ cần uống nước cốt bào chế từ 5 loại rau quả trên trong khoảng thời gian 5 - 7 ngày sẽ phát huy công dụng rõ rệt. Tất nhiên, vị lương y cửa Phật không quên căn dặn người mắc chứng bệnh cao huyết áp nên tránh thức ăn cay, nóng; hạn chế ăn dầu, mỡ; cũng như tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Ngoài ra, để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao, có thể kết hợp giữ uống thuốc nam với phương pháp tâm lý trị liệu. “Người bị cao huyết áp không nên tức giận, nóng tính hoặc ưu phiền quá mức mà phải giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ. Người xưa vẫn thường nói một nụ cười bằng mười thang thuốc đó thôi”, ông vui vẻ bật mí.
Lại nói về bài thuốc nam chữa bệnh cao huyết áp, sư thầy trụ trì chùa Pháp Luân cho hay đã áp dụng bài thuốc gần 30 năm nay và chữa khỏi cho hàng trăm bệnh nhân. Hiện ông rất muốn phổ biến bài thuốc rộng rãi để mọi người đều có thể tự áp dụng trị bệnh cho chính bản thân mình. Ưu điểm của bài thuốc như lời ông, không những có khả năng ổn định huyết áp người bệnh trong lâu dài mà còn rất dễ bào chế, dễ tìm kiếm, giá cả lại rẻ. Nguồn gốc bài thuốc trên được sư thầy Tuệ Tâm bật mí tự mình sưu tầm trong sách y học cổ sau đó tìm tòi, bổ sung thêm.
Hàng chục năm nay, cái tên Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa luôn được biết đến là nơi khám chữa bệnh giúp đỡ người nghèo nức tiếng xa gần. Hiện ở địa chỉ này có khoảng 40 lương y, bác sĩ, y sĩ cùng tham gia khám bệnh giúp đỡ hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Đến Tuệ Tĩnh Đường Liên Hoa, người bệnh được khám bệnh, châm cứu miễn phí.
Riêng chi phí thuốc thang, sư thầy cho biết tuỳ thuộc theo đối tượng mà trung tâm có chế đội miễn giảm khác nhau. Đối với bệnh nhân nghèo, gia cảnh khó khăn không những được cấp phát thuốc mà còn được hỗ trợ thêm chỗ ăn ở miễn phí. Ngoài ra mỗi năm tập thể cán bộ tại Trung tâm đều thường xuyên tổ chức những đợt khám chữa bệnh từ thiện lưu động về vùng sâu vùng xa.
Bộc bạch cơ duyên đến với nghề thuốc, sư thầy giải thích rằng đó là nghiệp của mình, là “duyên trời định”. Ông trải lòng: “Năm 21 tuổi tôi bắt đầu phát nguyện sẽ nghiên cứu thuốc Đông y để chữa bệnh cứu người. May mắn hơn sau đó tôi được sư phụ vốn là thầy lang nổi tiếng ở Huế truyền nghề nên mới có cơ hội trở thành lương y như bây giờ”. Vừa tu hành, vừa tham gia chữa bệnh giúp đời, chẳng mấy chốc “tiếng lành vang xa” và cũng từ đó người ta biết đến cái tên Thích Tuệ Tâm là thầy thuốc hơn là một nhà sư.
Đến năm 1982, sư thầy Tuệ Tâm đã đứng ra mở lớp châm cứu tại chùa Huyền Không (xã Hương Hồ, huyện Hương Trà) như “cú đột phá” trong tâm nguyện giúp đời, giúp người của mình. Cũng trong năm đó tổ chẩn trị y học cổ truyền gồm bảy thành viên do sư thầy Tuệ Tâm đứng đầu được ra mắt. Đó chính là tiền thân của Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ tĩnh Đường Liên Hoa bây giờ.
 Sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm
Đáng khâm phục hơn, lương y này luôn đề cao tinh thần sử dụng cây thuốc nam vào điều trị bệnh tật. Ông cho hay hiện trung tâm sử dụng thuốc nam chiếm đến hơn 50% loại thuốc; chỉ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp mới áp dụng thuốc tây y.
Cũng như nhiều lương y khác, thầy Tuệ Tâm nhìn nhận cây thuốc nam vốn chứa nhiều công dụng kì diệu nhưng đến nay vẫn chưa được khám phá hết. Với tâm nguyện tiếp tục khám phá hết giá trị thuốc nam, đã gần 30 năm nay vị trụ trì chùa Pháp Luân đứng ra mở lớp bồi dưỡng kiến thức đông y, lớp giảng dạy Hán nôm đông y ngay tại Trung tâm. “Cả hai lớp có khoảng 100 học viên theo học, hoàn toàn miễn phí. Phần lớn học viên theo học là sinh viên các trường y dược, các thầy thuốc đông y trên toàn tỉnh. Điều này chứng tỏ người Việt ta vẫn còn rất quan tâm đến thuốc nam, đấy cũng là tâm nguyện lớn nhất đời tôi”, sư thầy, lương y Thích Tuệ Tâm trải lòng.

Theo PLVN

Bài thuốc đơn giản chữa bệnh viêm xoang không tốn một xu



Hễ bệnh viêm xoang càng nặng thì khi xông mũi bằng bài thuốc này sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ.
Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian.
Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền.

Bài thuốc quý của đại ngàn

Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu.
Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”.
Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi  đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay.
 Cây Giao
Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát.
Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe.
Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người.
Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này.

Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao
Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt.
Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy.
Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi.
Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên.
Bà Trần Thị Kim Phúc trong một lần đi tìm cây giao phát miễn phí cho người mắc bệnh xoang
Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài.
Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.”
Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”.
Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Cây giao là một loại cây thuộc họ xương rồng, không lá, không gai (Có nơi còn gọi là cây nọc rắn, cây càng tôm, cây xương khô, xương cá hay cây san hô xanh...). Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ở thôn quê cây thường được trồng làm hàng rào.
Thân chỉ gồm nhiều đốt tròn có đường kính như chiếc đũa, màu xanh, có độ dài không đều, mọc tua tủa ra các phía. Lá nhỏ, hẹp, rụng sớm, thường chỉ có cành nhánh trơ trọi. Thân khi bẻ ra thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa, và chính mủ này là vị thuốc trị bệnh xoang.
Cây dễ trồng, có thể cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Sau khi giâm, người ta tưới nước vừa phải mỗi ngày, sau vài ngày thì cây sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nảy nhánh con, phát triển tốt.
Theo PLVN

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Phép trị tận gốc bệnh Sỏi Túi Mật



Sỏi Túi Mật, chứng bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, vì sao? Bởi nguồn lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện nay để chúng ta mua về dùng  cho đời sống hằng ngày, trong đó chất bổ thì ít mà chất độc thì nhiều!
Chất độc từ đâu mà có ?
Có từ bởi bàn tay con người trong nuôi trồng , sản xuất, chế biến mà ra.
Thế hệ ông bà chúng ta khi xưa,  gieo trồng hạt lúa đến khi gặt là 6 tháng, trong 6 tháng họ chỉ chăm sóc bằng phân chuồng, phân lá cây ủ mục, cây  lúa được hấp thu khí Âm Dương của Đất Trời nên cho ta hạt gạo đầy đủ chất dinh dưỡng cao, bao gồm  các chất sinh tố (Viatmin ) và các khoáng tố.
Thiên nhiên ban tặng cho chúng ta  đất đai vốn đã màu mỡ, nhưng con người đã  nghiên cứu tạo ra làm trái ngược lại với thiên nhiên, hôm nay hạt lúa trồng và thu hoạch chỉ có 2 tháng rưỡi đến 3 tháng chưa đủ để tiếp nhận các chất trên mà ngược lại chỉ toàn là các chất cực độc của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và phân hoá học.
Trong 6 tháng đến 1 năm việc chăn nuôi 1 con heo, con gà, ông bà ta chỉ dùng thóc, cám, rau cho gia súc, gia cầm  dùng, chứ không như hiện nay trong chăn nuôi cho ăn chỉ toàn là cám công nghiệp thuốc tăng trọng toàn hoá chất…...
Ngoài ra trong rau, trái, củ, quả… ngày nay trồng trọt chế biến cũng  không tránh được các chất tăng trưởng, chất bảo quản, chất phụ gia bỡi từ lòng ham  muốn lợi nhuận cao của con người mà dân mình hại dân mình.
Xưa thế hệ ông bà chúng ta không  nghe đến và hiếm thấy bệnh Sỏi mật ( Vì thời đó thức ăn trắng và sạch , cuộc sống tinh thần luôn lạc quan thư thái .
Thế hệ hiện nay chúng ta ai  cũng có thể bị Sỏi mật , không những người lớn mà những cháu nhỏ cũng mắc phải.
Về yếu tố tình chí: Người lớn thì cuộc sống vì cơm áo gạo tiền mà  đầy những lo âu. Trong giao tế, trong tình cảm gia đình, xã hội luôn xảy ra chuyện không vừa ý, sinh uất ức, giận hờn; trẻ em thì học hành quá tải…). Nên không tránh khỏi các bệnh về Gan Mật.
Về yếu tố ăn uống: Gan Mật có nhiều chức năng giúp ta duy trì sự sống, trong đó nó chuyển hoá thanh lọc và hợp cùng hệ tiêu hoá mà đào thải các chất cặn bã, chất  độc  và dư chất trong cơ thể ra ngoài qua đường bài tiết.
Nhưng trải qua nhiều năm chúng ta ăn nhiều trứng, thức ăn nhiều chất bổ béo có trong nội tạng động vật, ăn các thức  ăn có nhiều hoá chất và phụ gia, đến lúc chức năng Gan suy giảm không đào thải hết các chất nói trên mà  sinh ra nhiều chứng bệnh,  mà Sỏi mật là một trong những chứng do Gan tạo ra.
Gan luôn sinh sản ra dịch mật trong từng ngày, dịch mật chứa ở túi mật, túi mật cung cấp dịch mật giúp cho dạ dày tiêu hoá thức ăn, nhưng dịch mật hôm nay đã nhiễm nhiều chất độc  có trong thức ăn nên dịch mật bị kết tủa lâu ngày thành ra Polyp túi mật hoặc Sỏi túi mật, sỏi Gan!
Polyp, Sỏi  choán hết lòng túi mật, không còn dịch mật tinh khiết  nên không giúp được dạ dày tiêu hoá, bấy giờ một mình dạ dày làm việc quá sức, lâu ngày sinh ra chứng viêm đau dạ dày.
Không được sự giúp sức của dịch mật nên thức ăn trong dạ dày bị lên men  chua sinh ra chứng chướng hơi tức lói vùng thượng vi, đau lan qua ngực sườn, và lưng phải.
Thế nên người bệnh Sỏi mật luôn  kèm chứng đau dạ dày, dạ dày đau lâu  sinh rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiêu hoá  lâu ngày sinh ra chứng viêm đại tràng mãn tính.
Khi chức năng Gan suy giảm không thải hết dư chất và độc tố ra ngoài mới sinh ra các chứng men gan cao,cholesterrol cao, sỏi gan, sỏi mật, ngứa da, dị ứng….
Vậy, gốc rễ từ đâu sinh ra sỏi mật?
Ví như con gà đẻ ra trứng gà, trứng gà chứa trong ổ gà ! Ổ gà là nơi chứa trứng gà, chứ ổ gà không sinh ra trứng gà, trứng gà là do con gà mái đẻ ra, dù chúng ta dẹp phá ổ gà, mỗi ngày đến lúc  con gà đẻ, nó vẫn cứ đẻ.
Ổ gà ví như túi mật, túi mật là nơi chứa dịch mật, chứa sỏi, chứ túi mật không sinh ra sỏi mật.
Con gà mái ví như lá Gan, Gan luôn sinh sản ra dịch mật mỗi ngày, dịch mật nhiễm độc từ thức ăn nên dịch mật bị kết tủa rồi thành sỏi dù rằng  đã cắt túi mật rồi, túi mật không còn, sỏi sẽ ở lại trong Gan thì gọi là Sỏi Gan.
Như vậy, Gangốc rễ sinh ra Sỏi mật !
Nếu cứ chữa ở túi mật giống như  cắt cành trên ngọn cây, khi gốc cây còn, sẽ còn tiếp tục sinh ra ngọn nữa.
Ví như trong nhà có  người giúp việc, lúc khoẻ mạnh người giúp việc luôn lau dọn rác rửi, bụi dơ giúp  ta nhà cữa sạch sẽ, vật dụng ngăn nắp. Nhưng khi người giúp việc bị bệnh thì nhà cữa trở nên dơ dáy bụi bặm, vật dụng ngổn ngang…
Người giúp việc chính là lá Gan trong cơ thể chúng ta đó, hãy chăm sóc bảo vệ nó để Gan đủ sức khoẻ loại trừ, quyét sạch các độc dơ, trong máu, trong, trong Gan, trong người chúng ta ra ngoài để được  một cơ thể khoẻ mạnh không bệnh tật.
Đến với tôi, bí quyết với những loài thảo dược quý hiếm cộng với trái sung tôi chữa gốc bệnh ở Gan là gốc là chính, kết hợp chữa tiêu sỏi ở túi mật là ngọn là là phụ.
Bồi dưỡng cho Can khí, tăng chức năng Gan để Gan đủ lực đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, để khi hết bệnh rồi, bệnh không tái phát lại nữa.
Đó là phép “chữa đằng gốc bệnh ” của các Y tổ ngày xưa để lại mà tôi đã học được.
Tổ thuốc Nam  ngày xưa có câu “ NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN” nghĩa là thuốc Nam trị bệnh cho  người Việt Nam.
Hiện nay nguồn đông dược liệu ngoại nhập cũng bị nhiễm nhiều hoá chất bảo quản, nên tôi phải dùng trái sung trong thiên nhiên hợp cùng các loại thảo dược thiên nhiên khác có sẵn ở đất nước mình để  chữa gan là gốc rễ, rất hiệu quả cho  nhiều bệnh nhân mà tôi đang lưu giữ những giấy siêu âm có  kết quả tốt.
Bởi “Thuốc không phân mắc rẻ, thuốc nào trị lành bệnh là thuốc hay !”
Người ta có câu “Khi còn sức khoẻ chúng ta có nhiều ước mơ, đến khi không còn sức khoẻ nữa, chúng ta chỉ còn lại ước mơ duy nhất,  đó là ước mơ có lại …sức khoẻ”.
Mời quý vị có bệnh như trên, để tìm lại sức khoẻ, không ngần ngại, hãy liên lạc qua điện thoại số 0902323549 để được tư vấn, hướng dẫn.
Hoặc đến : Lương y PHAN VĂN SANG – PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y, số 7 ( số cũ ) số mới 79 Đường Nguyễn vănNghi, Phường 7 Quận Gò Vấp. Email: luong_y_sang@yahoo.com. Sẽ giúp quý vị chữa khỏi bệnh.
Theo chuaphuclam.vn

Người đàn ông bị gút nằm liệt giường thoát khỏi bệnh nhờ ngồi thiền



Là một nông dân chân lấm tay bùn nhưng chẳng may ông Nguyễn Văn Hải (54 tuổi, thôn Thanh Quang, xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) mắc phải căn bệnh gút. Khi thuốc men chẳng thể chữa dứt bệnh, ông Hải nhịn ăn tuyệt thực cả 1 tháng trời mà vẫn không khỏi bệnh.

Giữa lúc tuyệt vọng, ông được giới thiệu đến với môn học năng lượng trường sinh học và từ một con bệnh nằm một chỗ nay ông đã bớt bệnh một cách thần kì.
Ngồi thiền tự chữa bệnh gút
Ông Hải sinh ra giữa vùng đất thuần nông, quanh năm cày cuốc không ngờ lại mắc phải “căn bệnh nhà giàu”. Ban đầu, khi thấy hai mắt cá chân và ngón chân cái bị sưng tấy, bỏng rát, nhức nhối, ông cứ nghĩ mình bị bong gân. Ông mang đôi chân đau tìm đến các thầy lang trong vùng để nắn, sửa mãi mà vẫn không bớt.
Càng ngày chân càng sưng to và đau dữ dội khiến ông Hải cho rằng mình bị đau khớp. Ông không đi khám mà mua các loại thuốc xương khớp về uống trong 5 năm liên tục nhưng chỉ tiền mất tật mang. “Cứ 2 - 3 tháng, chân tôi lại bị đau một lần, mỗi lần như vậy tôi phải uống thuốc vào mới chịu đựng được. Gia đình khó khăn mà tôi cứ sống trong bệnh tật suốt 5 năm trời như thế. Sau đó, nghĩ rằng không thể cứ uống thuốc mà không biết bệnh tật cụ thể của mình là gì, tôi buộc bụng, gom góp tiền bạc đi khám bác sĩ”, ông Hải kể.
Khi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám, bác sĩ đã kết luận ông bị viêm đa khớp. Ông lại tiếp tục dùng thuốc nhưng không khỏi nên sau đó đến Bệnh viện Quân y 13 khám thì mới phát hiện mình bị bệnh gút. Ông nằm điều trị tại đây 1 tháng thì được bác sỹ cho biết: Bệnh gút không thể chữa khỏi hẳn mà chỉ có thể uống thuốc cầm cự. Ông tuyệt vọng tìm đến Trung tâm chỉnh hình TP.Quy Nhơn khám và điều trị nội trú. Sau một tháng nằm viện, nồng độ axit uric trong máu đã giảm rõ rệt, ông trở về nhà. Nhưng chỉ 3 tháng sau, khi tái khám, nồng độ axit uric trong máu của ông lại tăng trở lại. Nghĩ rằng nhập viện điều trị thì tốn kém mà bệnh chỉ thuyên giảm chứ chẳng bớt, ra viện lại đâu vào đó, ông ra về trong tuyệt vọng.
Bao lần nhập-xuất viện, uống đủ thứ thuốc nhưng đều không bớt bệnh, ông Hải như muốn phó mặc cho số phận. Được một người bạn mách nước phương pháp chữa bệnh bằng cách nhịn ăn của Nhật Bản, ông Hải liền làm theo với hy vọng được bớt bệnh. Trong 30 ngày liên tiếp, ông không hề ăn mà chỉ uống nước đun sôi để nguội. “Làm theo cách nhịn ăn này thì từ ngày thứ 2 - ngày thứ 10, chân tôi đau dữ dội. Phải đến ngày thứ 11 trở đi, tôi mới không còn đau nữa. Đến ngày thứ 31, người tôi hốc hác, khô khan chỉ còn da bọc xương nhưng bệnh tình có vẻ thuyên giảm”, ông Hải kể lại quãng thời gian chữa bệnh bằng cách tuyệt thực.

Ông Hải vẫn ngồi thiền sau khi bớt bệnh.
Thấy phương pháp ăn uống có tác dụng rõ rệt, từ đó ông Hải chỉ ăn cơm nấu từ gạo lứt và muối mè. Được một tháng sau, ông tìm đến lớp học thiền của bà Hồ Thị Thu (thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, Bình Định) qua sự giới thiệu của người thân và được đồng ý cho theo học. “Tôi không đi lại được nên mỗi khi lên lớp mọi người phải dìu đỡ, thậm chí có lúc phải ngồi xe lăn. Vì đau ở hai khớp bàn chân nên tôi ngồi thiền ở tư thế duỗi thẳng hai chân, hai tay để lên trên. Ba ngày đầu, dù có khó nhọc nhưng tôi luyện tập hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, đến ngày thứ 4 trở đi thì mỗi lần ngồi thiền, cơ thể bất động nhiều giờ, hai chân tôi nóng ran, nhức nhối. Tôi chịu đựng riết rồi cũng quen, đến hết tháng thì những cơn đau qua đi”, ông nói.
Ông Hải cho biết, điều khó khăn nhất của người bệnh gút khi ngồi thiền đó là không được dùng thuốc. Vì đa số bệnh nhân trước khi đến với môn thiền đều đã trải qua thời gian dài dùng thuốc giảm đau nên bắt họ phải chịu đựng những cơn đau là rất khó. Chỉ những ai có niềm tin tuyệt đối vào môn học và kiên trì tập luyện thì mới có khả năng tự đẩy lùi được bệnh tật. Ông Hải chia sẻ: “Môn thiền này ai cũng có thể học được nhưng không phải ai cũng có ý chí theo nó đến cùng. Thực tế, tôi thấy nhiều người kiên trì tập luyện và có kết quả kì diệu nhưng cũng không ít người chỉ tập được vài hôm đã bỏ về để tìm đến thuốc. Hầu như ai gắn bó được với thiền đều như có một cái duyên”.
Trả nợ cuộc đời
Ông Hải luyện tập ở cơ sở của bà Thu được 3 tháng thì có thể tự đi lại. Như được hồi sinh với những bước đi chập chững trở lại, ông Hải nguyện phụ giúp thầy cứu người. Ông Hải vừa luyện tập để điều trị cho bản thân vừa giúp đỡ các bệnh nhân từ khắp nơi đổ về đây chữa trị. Bà Thu thấy ông Hải có năng lực và phẩm chất để học lên cao nên giới thiệu ông vào Bình Dương học thầy Trần Văn Mai - sư phụ của bà. Khi đã lĩnh hội được cách mở luân xa (huyệt đạo), ông Hải trở về cơ sở của bà Thu để hành thiện, cứu người. Để đảm bảo công việc gia đình, ông Hải ở nhà một tuần rồi lại tới nhà bà Thu một tuần. Thấm thoắt 8 năm trôi qua, ông Hải cùng thầy và mọi người đã giúp đỡ được rất nhiều bệnh nhân.
Thấu hiểu được nỗi khổ của bệnh nhân vốn nghèo khó chẳng thể tìm đến bệnh viện, ông Hải ngày đêm túc trực giúp đỡ họ. Nhiều lúc trái gió trở trời, người bệnh lên cơn đau, phải đi bệnh viện cấp cứu, ông vẫn vui vẻ giúp đỡ mà không ngại sớm khuya. Nói về những người mình từng cứu giúp, ông Hải ấn tượng nhất với trường hợp anh Trần Hòa (43 tuổi, huyện Phù Cát) vốn mắc căn bệnh thế kỷ. Khoảng 6 năm trước, vào một đêm mưa to gió lớn, anh Hòa lên cơn đau tức ngực, khó thở, được người nhà đưa đến cơ sở cầu cứu. Trong tình thế nguy cấp, ông Hải đội mưa chạy xe xuống thị trấn tìm mua găng tay caosu để về phụ bệnh cho anh. Sau 20 phút trợ lực, anh này bớt đau, hô hấp bình thường trở lại.
Thời gian gần đây, vì hoàn cảnh gia đình nên ông Hải không còn gắn bó với cơ sở chữa bệnh của bà Thu nữa. Tuy vậy, ông vẫn cùng một số người bạn có kinh nghiệm về môn học năng lượng trường sinh học mở các lớp ở địa phương để giúp đỡ bà con. Những người bệnh ở gần cũng có thể tìm đến nhà để ông giúp đỡ. Với những người không thể đi lại được, ông sẵn sàng đến tận nơi phụ bệnh. “Yêu cầu quan trọng nhất để được thầy trao cho “chìa khóa” mở luân xa, trở thành một huấn luyện viên là phải có một cái tâm, phải biết thương người, hết lòng vì người bệnh. Chính vì thế, tôi làm tất cả mọi thứ là để giúp đời chứ không phải vụ lợi hay mục đích nào khác. Hạnh phúc chính là thấy người bệnh được mạnh khỏe, tìm lại niềm tin cuộc sống”, ông Hải tâm sự.
Hiện nay, vợ ông Hải đang lên Gia Lai chăm con dâu vừa sinh cháu, mình ông ở nhà cáng đáng việc ruộng đồng và trông coi quán tạp hóa nhỏ. Công việc tuy bận rộn cả ngày nhưng mỗi khi có người tìm đến nhờ phụ bệnh, ông vẫn vui vẻ gác lại mọi việc để giúp đỡ. Dù là bất cứ ai, ông cũng đều tận tình giảng giải và trợ lực cho họ một cách nhiệt tình. “Môn thiền không phân biệt địa vị sang hèn, giàu nghèo, không phân biệt không gian, thời gian. Tôi cứu người không phân biệt bệnh nhân và không gian, khoảng cách…”, ông nói.
Tiễn khách ra về cũng là lúc trời đổ trưa, ông Hải lại tất bật thu xếp việc nhà, hàng quán để dành thời gian ngồi thiền. Với ông, thiền chẳng khác gì cơm ăn nước uống hàng ngày. Hơn thế nữa, chính môn học này đã thay đổi cuộc đời, thay đổi cả nhận thức và quan niệm sống của ông. Với tâm niệm “sống là để cho”, ngày ngày ông Hải vẫn mải miết trên con đường hành thiện cứu người.
Theo laodong.com.vn

Chữa khỏi bệnh u tuyến giáp mà không cần phẫu thuật



Một thầy giáo chữa khỏi bệnh u tuyến giáp mà không cần phẫu thuật.

“Đầu tháng 6.2014, tôi thấy vùng cổ hơi sưng nhưng không đau nên nghĩ đây là hạch thông thường do đau răng gây ra. Đến rạng sáng 12.6, tôi thấy đau lên đỉnh đầu, thái dương, cổ, gáy, ngực, quay đầu và nói đều đau, còn khối u thì đã to bằng quả ổi nên rất lo lắng. Lúc đó, tôi đã đưa ra một quyết định khó khăn khi chọn nam y thay vì Tây y như nhiều người mắc căn bệnh như tôi thường làm”. 


Lương y Phùng Tuấn Giang đang khám bệnh cho bệnh nhân.
Đó là lời tâm sự của thầy Phan Đăng Long (66 tuổi), nguyên Phó chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bất ngờ mắc trọng bệnh
Chúng tôi gặp thầy Phan Đăng Long tại nhà riêng số 51, phố Cảm Hội, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội. Dù đã nghỉ hưu năm 2009, nhưng do đặc thù công việc là tin học, nên thầy vẫn nhận dạy tại các trung tâm lớn ở thành phố. Thầy tâm sự: “Tôi về hưu rồi nhưng ngồi một chỗ ngứa ngáy chân tay lắm, với lại sức khỏe vẫn còn nên tôi đi dạy thêm ở các trung tâm cho khuây khỏa… Thế mà chỉ cách đây mấy tháng, tôi chút nữa đã phải gác lại niềm đam mê ấy vì bệnh tật”.
Qua câu chuyện với thầy Long, được biết thầy vốn quê Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Từ khi còn là học sinh, thầy Long luôn có kết quả học tập tốt nên khi thi vào cấp 3, đại học đều được tuyển thẳng. Năm 1967, thầy Long trong diện được đi học tại Ba Lan ngành tin học, đến năm 1973, thầy về nước. Sau đó, thầy vào giảng dạy và công tác tại Khối chuyên Toán -Tin trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Là một người có trách nhiệm với công việc cùng lượng kiến thức đã được đào tạo từ Ba Lan, gần 40 năm qua, thầy Long đã truyền dạy cho biết bao thế hệ học sinh của khối chuyên Toán -Tin Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau này, thầy Long được Ban giám hiệu nhà trường giao trọng trách Phó Chủ nhiệm khối chuyên Toán - Tin.
Trước thời điểm bị bệnh, thầy Long thường bị đau răng nên chỉ nghĩ hạch nổi lên ở cổ là do nguyên nhân đó. Thầy Long kể: “Khoảng đầu tháng 6.2014, tôi thấy vùng cổ hơi sưng nhưng không đau nên nghĩ là đây là hạch thông thường do đau răng gây ra. Đêm 11 rạng sáng 12.6, tôi thấy đau lên đỉnh đầu, thái dương, cổ, gáy, ngực, cử động quay đầu hay nói đều đau và khối u thì đã to bằng quả ổi nên rất lo lắng. Khi đó, mọi người trong gia đình đều bảo tôi đến bệnh viện điều trị, thăm khám”.
Sau một hồi suy nghĩ, thầy Long đã quyết định tìm cách điều trị bệnh bằng thuốc nam. Khi biết ý định của thầy, mọi người trong gia đình và bạn bè ra sức khuyên ngăn, nhất là khi vợ thầy Long lại là một bác sĩ Tây y. Nhưng trước sự quả quyết của thầy, mọi người trong gia đình đành phải khiên cưỡng đồng ý với điều kiện “nếu bệnh không thuyên giảm thì thầy phải lập tức nhập viện”. 

                                      Thầy Phan Đăng Long đã thoát khỏi căn bệnh nan y.
Hiệu quả bất ngờ của nan y.
Theo thầy Long, vốn là người có nhiều dị ứng với thuốc Tây, nên khi bị bệnh thông thường, thầy hay tìm đến các nhà thuốc nam để cắt thuốc. Với suy nghĩ, một nền y học nam dược hàng nghìn năm của nước ta hẳn có nhiều bài thuốc quý, cây thuốc quý có thể chữa khỏi bệnh tật, bên cạnh đó, nhiều người bạn của thầy Long khi bị bệnh cũng điều trị bằng thuốc nam và đã có kết quả tốt, nên thầy Long yên tâm tìm một nhà thuốc nam “mát tay” để thăm khám.
Theo lời giới thiệu của bạn bè, thầy Long đã đến gặp lương y Phùng Tuấn Giang. Sau khi nghe thầy Long kể lại tình trạng bệnh tật, lương y Giang đã làm các xét nghiệm, kết hợp với bắt mạch. Kết quả siêu âm cho thấy cổ bên phải có khối u thùy phải, tuyến giáp kích thước 30x35mm. Cầm kết quả trên tay, thầy Long không tin được mình lại bị căn bệnh nan y như vậy.
Trở về nhà, mọi người trong gia đình vô cùng lo lắng, một mực bắt thầy phải vào bệnh viện làm sinh thiết và điều trị. Sau một ngày suy nghĩ, nhớ lại lời khuyên chân thành của lương y Phùng Tuấn Giang “nếu thầy tin tưởng điều trị theo phương pháp nam y thì không phải mổ, chỉ cần châm cứu, uống thuốc sắc, thuốc viên và bôi thuốc; hiệu quả có thể nhanh hơn điều trị theo Tây y”, ngay ngày hôm sau, thầy Long đã quyết định đến gặp và trao vận mệnh của mình cho lương y Phùng Tuấn Giang. “Dù cũng có những lăn tăn nhưng tôi quyết định điều trị bệnh theo phương pháp nam y. Bởi từ thời Hải Thượng Lãn Ông, đã từng có những bài thuốc chữa trị thành công nhiều căn bệnh hiểm nghèo”, thầy Long tâm sự.
Với niềm tin khỏi bệnh, ngay hôm đó, thầy Long đã được châm cứu và khi về nhà thầy cảm thấy hạch không sưng to hơn mà đã bớt đau nhiều. Sau 1 tuần điều trị thì khối u đã xẹp được khoảng 1 nửa và không đau nữa, chỉ còn hơi tê tê. Từ tuần thứ 2 trở đi, mỗi tuần châm cứu 3 buổi, đồng thời uống, bôi thuốc bình thường theo chỉ dẫn của lương y. Sau 2 tuần, thầy Long đã đỡ nhiều và đúng sau 1 tháng, thầy đã hết bệnh, không còn đau đớn, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.
Đến giờ, sau 4 tháng chữa bệnh, thầy Long vẫn đi dạy bình thường ở các trung tâm, sức khỏe thấy tốt hơn, ăn được, ngủ được. Mọi người trong gia đình cũng cảm thấy yên tâm và tin tưởng vào phương pháp chữa bệnh của nam y. Ngay cả vợ thầy - một bác sĩ Tây y - cũng đến cắt thuốc và chữa các căn bệnh mãn tính, người già và đều có chuyển biến tốt.
Nói về điều này, thầy Long chia sẻ: “Tôi vô cùng cảm ơn lương y Phùng Tuấn Giang đã nhiệt tình, có trách nhiệm điều trị bệnh tật cho tôi. Nếu như nghe theo một số người bạn khuyên tôi đi sinh thiết, mổ và cắt khối u thì không biết bây giờ sức khỏe và bệnh tật tôi sẽ ra sao? Một số đồng nghiệp, bạn bè của tôi hiện vẫn đang phải vật lộn với bệnh tật, phẫu thuật, trị xạ, truyền hóa chất… vô cùng tốn kém. Nói thực, nước Nam ta vẫn có những bài thuốc hay, thầy thuốc giỏi có thể chữa lành những căn bệnh như của tôi”.
Chúng tôi đến gặp lương y Phùng Tuấn Giang và được lương y cho biết: “Biểu hiện của bệnh u tuyến giáp thường nghèo nàn, thậm chí hoàn toàn không có triệu chứng gì. Vì vậy, rất ít trường hợp bệnh nhân hoặc người nhà phát hiện ra, chỉ đến khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài. Để chẩn đoán u tuyến giáp, ngoài việc khám lâm sàng, cần siêu âm tuyến giáp. Nhân tuyến giáp ác tính thường cứng, chắc, to nhanh, gây khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng, siêu âm thấy cấu trúc không đều, ghi hình phóng xạ thấy nhân lạnh.
Để điều trị các căn bệnh nan y này, cụ thể là trường hợp của thầy Long, chúng tôi đã sử dụng kết hợp uống thuốc, bôi thuốc và châm cứu. Thuốc uống theo kỳ môn y pháp của nam y có tác dụng tăng miễn dịch, tiêu viêm nhiễm, tiêu u bướu, kích thích khả năng tự đào thải vật lạ của cơ thể, nhuyễn kiên tán kết, bổ xung iot cho tuyến giáp trạng. Vùng tuyến giáp rất ít mạch máu dẫn tới nên chúng tôi dùng phương pháp châm cứu thần châm để đưa máu, đưa năng lượng và đưa thuốc tới vùng bệnh, kết hợp với một loại thuốc bôi ngoài da bôi vào khối u để tiêu khối bất thường. Bài thuốc quý này được chế biến theo phương pháp của Tuệ Tĩnh thiền sư, y tổ của nam y Việt Nam.
Theo laodong.com.vn


Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Bài thuốc Kỳ diệu cứu sống nhiều người ung thư giai đoạn cuối



Đã có nhiều bệnh nhân ung thư lại tìm được đường sống cho mình từ bài thuốc của y học cổ truyền của Lương y Trần Gia Đạt ở Hà Nội.
Ung thư là một trong những bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay y học thế giới vẫn còn bó tay; Có chăng cũng chỉ là phương pháp điều trị kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư, kéo dài thêm sự sống của bệnh nhân mà thôi.
Chính vì thế, khi nghe một số bạn bè và một vài tờ báo ở Thủ đô nói về lương y Trần Gia Đạt chữa trị thành công hàng trăm trường hợp bị ung thư, tôi vẫn chưa tin và quyết định đến phòng khám của ông ở Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Thấy chúng tôi đến, ông nói: “ Các anh thông cảm chờ tôi 30 phút nữa nhé. Tôi đang cân thuốc cho bệnh nhân”. Phòng khám khá rộng, trên bàn và tủ có tới trên 60 chiếc hộp đựng các loại thuốc và đều là thuốc đã tán thành bột.
Dừng tay, ông mời chúng tôi uống nước. Để khỏi mất thời gian chúng tôi đi ngay vào vấn đề… Ông cười hiền hậu: “Thật tình tôi rất bận, các anh thông cảm; tốt nhất là tôi cho các anh xem toàn bộ số hồ sơ bệnh án mà tôi đã điều trị thành công, hy vọng có thể giúp anh điều gì đó. Nếu vấn đề gì các anh thấy chưa rõ thì tôi sẽ trao đổi lại”.
Nhìn chồng hồ sơ bệnh án, tôi thật sự ái ngại. Tôi nói với ông: “Chúng tôi không có điều kiện nghiên cứu hết số hồ sơ bệnh án này, ông có thể giới thiệu cho tôi những trường hợp điển hình về ung thư gan, phổi, dạ dày… mà ông đã điều trị thành công”.
Ông cẩn thận rút trong chồng hồ sơ bệnh án lấy ra cho tôi 8,9 bộ hồ sơ bệnh án: gồm 3 bệnh nhân ung thư gan, 3 bệnh nhân ung thư phổi, 1 bệnh nhân ung thư não, một bị ung thư dạ dày và một bị vảy nến á sừng rất nặng. Trong mỗi bệnh án, đều có những thông tin về tên, tuổi, địa chỉ cụ thể của bệnh nhân; đặc biệt là có số di động của bệnh nhân hoặc người thân của họ. Sau khi xem hồ sơ bệnh án để đảm bảo mắt thấy tai nghe, dựa trên địa chỉ và số điện thoại có trong bệnh án chúng tôi liên lạc hoặc tìm đến bệnh nhân.
Những điều mắt thấy tai nghe
Trước hết, xin giới thiệu với bạn đọc bệnh nhân bị ung thư gan đã được lương y Trần Gia Đạt điều trị thành công.
Bệnh nhân là Nguyễn Khắc Lâm
34 tuổi, hộ khẩu thường trú: Tổ 58, thị trấn Đông Anh, Hà Nội. Rất may là tôi gặp anh Lâm tại phòng khám của lương y Trần Gia Đạt.

Anh kể cho chúng tôi: Cách đây 4 năm tự nhiên em thấy người mệt mỏi, đau bụng và sút cân rất nhanh. Người nhà đưa em đi khám ở Khoa u bướu bệnh viện Thanh Nhàn. Qua xét nghiệm, chụp, chiếu, siêu âm, các bác sĩ kết luận em bị ung thư gan với 4 khối u ở gan. U to nhất là 10cm; tế bào ung thư trong máu trên 1.000. Sau 17 ngày nằm điều trị ở bệnh viện nhưng bệnh tình không thuyên giảm, gia đình đưa em về nhà chữa thuốc Nam. Thời gian này, có người thân mách cứ đến cắt thuốc ở lương y Đạt, biết đâu gặp thầy gặp thuốc. Thế là vợ em đi cắt thử 1 đợt với suy nghĩ “còn nước còn tát”.
Điều kỳ diệu đã đến với em. Sau 6 tháng uống thuốc của lương y Đạt, em thấy người khỏe ra, ăn ngủ tốt và tăng cân. Và em liên tục uống thuốc cho đến hôm nay. Hai năm kể từ ngày mắc bệnh, sau khi uống thuốc của lương y Đạt, em đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm lại thì 4 khối u trong gan không còn nữa. Tế bào ung thư trong máu hiện còn là 1,7- dưới mức cho phép rất xa. Em thấy hạnh phúc vô cùng. Và bây giờ, em tình nguyện giúp việc ở đây. Thầy Đạt- người đã cứu sống em.

Bệnh nhân Vũ Thị Quốn, 72 tuổi ở xã Tống Trân, huyện Phù Cừ (Hưng Yên).

Dù đã 72 tuổi, lại vừa trải qua bệnh hiểm nghèo nhưng bà rất vui khi tiếp chúng tôi. Ông Nguyễn Đình Nhận – chồng bà kể: Nhà tôi phát bệnh vào khoảng cuối năm 2010, đi khám ở bệnh viện Hưng Hà, bác sĩ chẩn đoán có dấu hiệu của bệnh gan. Sau khi chuyển lên khám ở Viện K thì họ kết luận bị u gan đa ổ giai đoạn cuối, cùng lắm chỉ sống được vài tháng nữa”.
Cái tin sét đánh đó như trời giáng xuống đầu ông và các con. Hàng ngày, chăm sóc vợ bên giường bệnh, ông chỉ mong sao có một phép nhiệm màu có thể cứu sống bà. Vì thế, khi nghe ở đâu có thầy thuốc hay là ông và các con lại tìm đến. Bệnh tình của bà không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn.



Chỉ đến khi nghe người em họ trên Hà Nội mách tới phòng khám Đông y của lương y Trần Gia Đạt chuyên chữa các bệnh hiểm nghèo “bệnh viện trả về” thì ông bảo ngay cậu con trai là anh Nguyễn Đình Công tới bốc thuốc. Lúc đó, vào khoảng giữa tháng 6-2011.
Cũng như nhiều bệnh nhân khác, anh Công chỉ cần kể lại đúng bệnh tình hoặc mang hồ sơ bệnh án đến là lương y Trần Gia Đạt có thể kê đơn bốc thuốc.
Uống thuốc được 1 tháng, bà Quốn đã thấy đỡ đau, bắt đầu ngủ được, ăn được. Ba tháng sau đi siêu âm thì thấy tan các u gan, da dẻ khác hẳn. Đến tháng 11 đi siêu âm lần nữa thì bà bị tắc tĩnh mạch cửa gan.
Theo những người trong ngành thì bị tắc tĩnh mạch cửa coi như chết nhưng kỳ diệu là sau khi uống những thang tiếp theo, tĩnh mạch đã thông hoàn toàn.
Lương y Trần Gia Đạt cho biết: Trong số hàng trăm người thì may mắn có 5,7 người là thoát chết khi bị tắc tĩnh mạch cửa. Bà Quốn là người may mắn trong số đó”.
Quả thực, nếu không tận mắt chứng kiến và xem lại toàn bộ hồ sơ bệnh án thì có lẽ chúng tôi sẽ không tin rằng, người phụ nữ đang ngồi trước mặt mình giờ khỏe mạnh bình thường lại là người từng “chờ lo hậu sự”.

Ông Vương Xuân Thiếp

76 tuổi, là Thượng tá Quân đội đã nghỉ hưu, ở thôn Tráng Việt, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Liên lạc với ông qua số điện thoại ghi trong bệnh án, người trả lời máy là con trai ông tên là Úy. Anh Úy cho biết: Năm 2011, bố tôi bị ho nhiều, khó thở và sức yếu nên được đi khám tại bệnh viện 108. Các bác sĩ phát hiện cụ Thiếp có K phổi, kích thước u là 5cm.

Các bác sĩ nói cụ bị cao huyết áp, suy tim độ 3, tim to, sức rất yếu không thể tia xạ, truyền hóa chất được. Và bệnh viện cũng chỉ điều trị khoảng nửa tháng để “động viên” cụ rồi cho về nhà. Thấy các bác sĩ nói tình trạng bệnh của bố mình như thế, tôi cũng xác định y học hiện đại không can thiệp được, mà tuổi cụ cũng cao, sức yếu nên chắc chỉ còn cách đưa cụ về chăm sóc những ngày cuối đời. Gia đình cũng chuẩn bị sẵn hậu sự, xây sẵn mộ để đưa cụ về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhưng có lẽ, cái phúc của gia đình tôi vẫn lớn khi có người bạn đến nhà chơi mách rằng có biết một nơi chữa ung thư bằng thuốc Nam gia truyền tốt lắm. “Còn nước còn tát”, gia đình cứ thử đến bốc thuốc cho cụ. Mặc dù đi bốc thuốc Nam nhưng tôi vẫn bán tín bán nghi, nhưng nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương” nên cũng tìm đến. Thật không ngờ, sau 7 tháng dùng thuốc của lương y Trần Gia Đạt, bố tôi khỏe trở lại. Cụ ăn uống ngon miệng, trọng lượng cơ thể tăng 10kg. Và hiện nay, mỗi ngày cụ đi bộ 5km. Đặc biệt là khi đến bệnh viện 108 kiểm tra, các bác sĩ cho biết đã hết tế bào ung thư, u không còn nữa. Tôi thấy đây là một bài thuốc kỳ diệu của lương y Trần Gia Đạt.

Bà Nguyễn Thị Thư, 79 tuổi, hiện ở số nhà 12, tổ 12 phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.

Năm nay, dù ở tuổi 79 lại đã bị thực dân Pháp tù đày và vừa trải qua căn bệnh hiểm nghèo, nhưng trông bà khỏe mạnh, béo tốt. Tiếp chuyện chúng tôi, con trai bà cho biết: Tháng 2 năm 2012 khi thấy mẹ tôi mệt mỏi, gầy dần, ho và đau ngực, khó thở nhiều, chúng tôi cho mẹ đến bệnh viện phổi Trung ương để khám. Các bác sĩ chụp, chiếu kết luận mẹ tôi bị K phổi, tràn dịch màng phổi và màng tim nhiều. Trong vài tuần, bệnh viện hút đến 5 lần, mỗi lần trên 1 lít dịch màu đỏ, dịch rất nhiều máu. Sau vài tuần các bác sỹ khuyên đưa bà về nhà vì đã ở giai đoạn cuối. Về nhà chúng tôi nghĩ không để mẹ tôi chờ chết, chúng tôi cho mẹ đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội xin điều trị tiếp.


Bác sỹ bệnh viện Bạch Mai cũng khuyên cho mẹ tôi về điều trị thuốc Nam, sống thêm ngày nào, tháng nào hay ngày tháng đó. Thấy không còn cơ hội gì, chúng tôi buồn chán và bất lực. Ra viện chúng tôi được mọi người mách về Phòng khám Đông y ở ngõ 325 Kim Ngưu có nhà thuốc chữa nhiều bệnh nan y tốt, thế là chúng tôi đến xin cắt thuốc chữa bệnh. Mặc dù lúc này bệnh tình mẹ tôi rất nặng, gần như nằm liệt giường. Gia đình tôi đã chuẩn bị hậu sự cho bà đầy đủ, ra chùa gần nhà thờ họ tính ngày giờ “đi” của bà. Song số mẹ tôi ông trời vẫn thương cho sống. Mới chỉ một tháng đầu tiên dùng thuốc mà mẹ tôi đã khỏe mạnh, hết ho, hết đau, không khó thở nữa, đi lại nhanh nhẹn, ăn khỏe. Uống hết thuốc tháng đầu tiên mẹ tôi đã đến nhà thuốc để thầy thuốc biết mặt và báo tin mừng. Bà đã lên được 6kg; chụp, chiếu tim phổi bà đã trở về bình thường, không còn dấu hiệu ung thư. Bây giờ, dù ở tuổi 79 nhưng trông bà vẫn khỏe mạnh, béo tốt, hồng hào.
Trường hợp bệnh nhân ung thư não. là anh: Nguyên Đình Hợp, 51 tuổi, ở thôn Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội).


Chúng tôi liên lạc với anh Hợp qua số điện thoại: 01688980588 thì được anh kể: Không may tôi mắc phải căn bệnh ung thư não. Khi phát hiện bệnh, gia đình cho tôi vào Bệnh viện TW Quân đội 108.
Vì có người nhà làm trưởng khoa Bệnh viện, sau chụp chiếu, bác sỹ kết luận là ung thư não giai đoạn cuối, khối u chèn ép gây méo mồm, liệt nửa người, giảm trí nhớ, sút cân nhiều. Nằm 16 ngày tại bệnh viện để điều trị, tiêm và truyền dịch cho đỡ méo mồm, bác sỹ Trưởng khoa thần kinh cùng bác sỹ người nhà (Trưởng khoa A5) khẳng định không can thiệp được gì từ Tây y vì tia xạ vào càng liệt, hoa chất cũng không giải quyết được, nên quyết định cho tôi về và bảo đi chữa bằng thuốc Nam. Được người này người khác mách bảo đến Phòng khám lương y Đạt tại Hà Nội để chữa rồi gia đình đến Phòng khám xin thuốc điều trị. Chỉ vài tháng dùng thuốc tôi thấy mỗi ngày một tỉnh táo, minh mẫn, chân tay đỡ liệt, ăn uống thấy ngon, khỏe mạnh rồi lên cân. Thời gian cứ trôi đi, dùng thuốc trên 1 năm, tôi thấy khỏe mạnh, hết liệt, hết méo mồm, hết đau đầu và lên cân. Đến tháng 11-2010, tôi quyết định đến Bệnh viện 108 để chụp chiếu; các bác sỹ cho biết kết quả khối u ung thư não đã hết. Sau kết quả đó, tôi vẫn xin thuốc uống gần 1 năm. Đầu năm 2012, tôi lại đi kiểm tra tiếp và được các bác sỹ Quân đội Bệnh viện 108 kết luận bệnh ung thư của tôi đã hết. Tôi sung sướng và hạnh phúc vô cùng.

Trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày là ông Nguyễn Thanh Tuấn, 57 tuổi, ở số nhà 25B, quốc lộ 2, Phú Minh, Sóc Sơn, Hà Nội.

Ông là một thương binh làm kinh tế giỏi của Hà Nội. Mặc dù gần 60 tuổi, với một bên chân bị thương và vừa trải qua “cuộc chiến” sinh tử với bệnh ung thư dạ dày nhưng ông Tuấn vẫn nhanh nhẹn.

Ông điềm tĩnh kể với chúng tôi về quá trình điều trị căn bệnh ung thư dạ dày của mình. Năm 2009, đột nhiên tôi thấy sức khỏe giảm sút, đau bụng không dứt. Đi khám tại Bệnh viện K Trung ương, bác sĩ kết luận tôi bị K dạ dày mà tôi không thể tin nổi.
Mặc dù bệnh viện khuyên gia đình nên mổ để duy trì sự sống nhưng tôi không nghe. Lúc ấy có người chú mách là có em bị ung thư gan, chỉ nằm thoi thóp chờ chết, gia đình đã chuẩn bị sẵn đồ lo hậu sự nhưng uống thuốc của lương y Trần Gia Đạt nên đã khỏi, khỏe mạnh trở lại. Thế là tôi tìm đến địa chỉ phòng khám của lương y. “Không phải tôi đến chữa một cách tù mù mà đến nghe Lương y nói bệnh của tôi tình trạng nào, cách chữa ra sao thấy hợp lý nên tôi mới chữa. Điều khác biệt của ông ấy là không bốc thuốc đồng loạt cho mọi bệnh nhân mà với mỗi người lại có cách uống, liều dùng khác nhau tùy theo tình trạng bệnh. Sau khi uống 3 tháng tôi thấy người khỏe lại, ăn bắt đầu ngon miệng nên dần tăng được 3,5kg. Sau khoảng 7 tháng thì cơ thể tôi hồi phục, không còn những cơn đau bụng. Lúc ấy tôi đi kiểm tra tại Bệnh viện K bác sĩ cho biết đã hết khối u. Từ đó đến nay đã 3 năm, tôi không còn biểu hiện của bệnh tật nữa”-ông Tuấn cho biết.

Đôi lời nhận xét

Qua những trường hợp mắc bệnh ung thư và qua tiếp xúc với nhiều bệnh án của hàng chục bệnh nhân đã điều trị tại cơ sở khám chữa bệnh của lương y Trần Gia Đạt, chúng tôi thấy: Phần lớn bệnh nhân đều ở giai đoạn cuối, sau khi được khám điều trị ở các bệnh viện. Hầu như các bệnh nhân uống thuốc của lương y Trần Gia Đạt nhanh là 20 ngày, chậm là hai tháng bệnh sẽ có chuyển biến tiến bộ.
Bệnh nhân qua được giai đoạn hiểm nghèo, sức khỏe khá dần lên, ăn được ngủ được và tăng cân. Và tiếp tục uống thuốc từ 6 tháng đến vài năm. Sau thời gian đó, đi kiểm tra, xét nghiệm lại, các khối u đều teo lại và thậm chí là nhiều trường hợp khối u mất hẳn. Tế bào ung thư trong máu phần lớn là hết, có chăng chỉ ở dưới mức cho phép.
Để đi đến kết luận chuẩn xác về giá trị từ bài thuốc gia truyền của lương y Trần Gia Đạt trong việc điều trị khỏi hẳn căn bệnh ung thư cần phải có thời gian và phải có khảo cứu khoa học kỹ lưỡng. Tuy nhiên, những điều mắt thấy tai nghe, gặp gỡ trao đổi với những bệnh nhân đã được lương y Trần Gia Đạt điều trị thành công hàng chục năm nay như đã nêu ở trên, chúng tôi thấy dây là địa chỉ tin cậy và đem lại niềm hy vọng lớn đối với những ai không may mắc phải căn bệnh quái ác này.
Nguồn: http://soha.vn